Men tiêu hoá – Chỉ định, chống chỉ định và các thắc mắc khi sử dụng men tiêu hoá

Đối tượng sử dụng men tiêu hóa

Dưới đây là thông tin chỉ định và chống chỉ định sử dụng men tiêu hóa, người bệnh nên tham khảo:

1. Chỉ định bổ sung men tiêu hóa

Các chất bổ sung men tiêu hóa không kê đơn (OTC) có thể được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có triệu chứng tiêu hóa bất thường: Giúp cải thiện phản ứng cảm xúc, hành vi và các triệu chứng như đau bụng  do không dung nạp lactose, nôn mửa…
  • Biến chứng điều trị ung thư
  • Bệnh celiac
  • Gặp khó khăn trong việc tiêu hóa carbohydrate lên men
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Bệnh viêm ruột (IBD)
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Hấp thu và không dung nạp Lactose
  • Đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục
  • Viêm xương khớp

Những đối tượng mắc các tình trạng nghiêm trọng hơn như suy tụy ngoại tiết (EPI), viêm tụy, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, xơ nang có thể cần sử dụng liệu pháp thay thế enzyme theo toa (ERT).

2. Chống chỉ định dùng men tiêu hóa

Một số loại men tiêu hóa có thể chống chỉ định trong các trường hợp nhất định, cụ thể như:

  • Men tiêu hóa có nguồn gốc từ động vật: Không dùng cho người đang ăn kiêng thực phẩm từ động vật.
  • Tránh sử dụng enzyme tiêu hóa nếu bị dị ứng với các thành phần hoặc dẫn xuất của loại men đó.
  • Bromelain: Không dùng cho người bệnh có lượng tiểu cầu thấp hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Khi nào cần uống men tiêu hóa?

Men tiêu hóa thường được chỉ định sử dụng khi bị suy tụy ngoại tiết, viêm tụy mạn tính, u nang tuyến tụy, tắc nghẽn hoặc thu hẹp ống tụy/ ống mật, ung thư tuyến tụy, phẫu thuật tuyến tụy, bệnh xơ nang, bệnh tiểu đường… Đặc biệt, người bệnh có các triệu chứng sau đây cũng có thể dùng enzyme tiêu hóa:

  • Đầy hơi
  • Chướng bụng
  • Đau bụng sau bữa ăn
  • Tiêu chảy
  • Sụt cân
  • Khó tiêu hóa các thức ăn từ đậu

Cách uống men tiêu hóa

Liều lượng bổ sung men tiêu hóa sẽ khác nhau tùy vào từng loại enzyme và các tình trạng sức khỏe khác nhau. Khuyến nghị chung như sau:

  • Bromelain: 400 miligam (mg) mỗi ngày bằng đường uống.
  • Chymotrypsin: 100.000USP, chi làm bốn lần mỗi ngày bằng đường uống.
  • Papain: 500 miligam mỗi ngày bằng đường uống.
  • Trypsin: 50 mg, kết hợp bromelain.

Những lưu ý khi bổ sung men tiêu hóa

Khi bổ sung enzyme tiêu hóa, người bệnh nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau:

  • Không sử dụng men tiêu hóa nhiều hơn liều khuyến cáo, uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ loại men tiêu hóa nào
  • Một người khỏe mạnh bình thường không cần bổ sung men tiêu hóa bởi enzyme cơ thể tự sản xuất vẫn là tốt nhất.

Các thắc mắc thường gặp

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến men tiêu hóa:

1. Men tiêu hóa uống nhiều có tốt không?

Men tiêu hóa uống nhiều không tốt. Việc lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe.

2. Men tiêu hóa có nên uống mỗi ngày?

Người bệnh có thể uống men tiêu hóa mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi đợt chỉ nên kéo dài từ 1 – 2 tuần, không nên sử dụng lâu hơn để tránh tác dụng phụ.

3. Men tiêu hóa uống trước bữa ăn hay sau bữa ăn?

Men tiêu hóa thường được dùng trước bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và đúng cách.

4. Uống men tiêu hóa bao lâu thì ngưng?

Ngoại trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hóa bẩm sinh, mỗi người chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt kéo dài 1 – 2 tuần, không nên dùng lâu hơn để tránh ức chế tuyến tiêu hóa, dẫn đến giảm bài tiết và nhiều vấn đề đáng lo ngại khác.

5. Tác dụng phụ khi uống men tiêu hóa sai cách

Bổ sung men tiêu hóa sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Phản ứng dị ứng
  • Tiêu chảy
  • Đại tiện phân lỏng
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Sốc phản vệ, thủng thực quản (hiếm gặp)

6. Nên dùng bao nhiêu men tiêu hóa?

Số lượng enzyme tiêu hóa cần dùng cho một lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên làm dụng hoặc thực hiện sai chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ.

7. Những thuốc nào tương tác với men tiêu hóa?

Các chất bổ sung men tiêu hóa có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu như Aspirin, Heparin, Jantoven.

Một số enzyme tiêu hóa, đặc biệt là bromelain có thể tương tác với các loại thực phẩm/ chất bổ sung khác có tác dụng làm loãng máu như: tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm, dầu cá, vitamin E…

Bromelain cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và sử dụng các loại thuốc: thuốc kháng sinh (amoxicillin, tetracycline), thuốc huyết áp /thuốc ức chế men chuyển (Capoten, Zestril), thuốc hóa trị (5-fluorouracil, vincristine).

Papain có thể tác động đến cách cơ thể hấp thụ amiodarone, levothyroxine, thuốc trị tiểu đường và warfarin.

8. Men vi sinh với men tiêu hóa khác nhau gì?

Mặc dù men vi sinh và prebiotic đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhưng cơ chế hoạt động cũng như tác dụng là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, men vi sinh chỉ có tác dụng bổ sung lợi khuẩn  đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hoàn toàn không có khả năng phân hủy hoặc tiêu hóa các thành phần thức ăn như men tiêu hóa.

 

Gọi điện thoại
0335.366.224
Chat Zalo