Rối loạn tiền đình – Biểu hiện, nên tránh và cách phòng ngừa

1.Bệnh rối loạn tiền đình có biểu hiện như thế nào?

 

Nhận diện và phát hiện sớm bệnh cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh:

  • Hoa mắt, chóng mặt: Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau chứ không chỉ riêng bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nếu thấy chóng mặt kèm theo hoa mắt, buồn nôn, nhất là sau khi ngồi xuống và đứng lên thì rất có thể là bị rối loạn tiền đình. Để làm giảm các triệu chứng, người bệnh nên nằm hoặc ngồi nghỉ ở nơi thoáng mát.
  • Cơ thể mất thăng bằng: Khi hệ tiền đình bị rối loạn, cơ thể sẽ khó giữ thăng bằng, người bệnh phải níu vào một vật hoặc một người khác để đi lại.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: Rối loạn tiền đình ảnh hưởng không nhỏ đối với giấc ngủ. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương, người bệnh có thể bị mất ngủ hoặc khó ngủ.
  • Mất ý thức, ngất xỉu: Rối loạn tiền đình nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị có thể tiến triển nặng và về lâu dài người bệnh có thể gặp phải triệu chứng suy giảm ý thức, thậm chí là ngất xỉu.

2.Tại sao cần phòng tránh rối loạn tiền đình?

 

Những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình nêu trên đều có thể dẫn đến những hậu quả đối với sức khỏe nói chung, cụ thể:

  • Người bị rối loạn tiền đình rất dễ bị say xe hoặc say sóng. Vì vậy, khi bị chóng mặt, hoa mắt do rối loạn tiền đình, người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, mà còn sợ hãi hoặc rất ngại trong việc tham gia giao thông bằng các phương tiện như ô tô, tàu thuyền.
  • Người bị rối loạn tiền đình thường xuyên mất thăng bằng, dễ té ngã, nhất là khi đi trên đường có thể gặp phải những tình huống nguy hiểm.
  • Người bị rối loạn tiền đình hay mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, không tỉnh táo và đủ năng lượng để học tập, làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
  • Người bị rối loạn tiền đình kéo dài mà không điều trị thì trí nhớ và nhận thức sẽ bị suy giảm theo.

3. Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

 

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực trong công việc và các mối quan hệ xã hội cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình cao. Vì vậy, để không gặp phải những hậu quả hay biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, chúng ta cần phòng tránh bệnh rối loạn tiền đìnhbằng cách:

  • Thường xuyên và cố gắng duy trì tập luyện thể dục, thể thao. Dành tối thiểu 15 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập rèn luyện và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là người làm công việc văn phòng.
  • Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng, áp lực.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, không được để cơ thể trong tình thiếu nước.
  • Hạn chế hoặc tốt nhất là không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
  • Tránh xoay người hoặc đầu cổ một cách đột ngột, hay đang ngồi mà đứng lên quá nhanh.
  • Trong mọi tình huống, nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe chính xác.

Có nhiều cách phòng ngừa rối loạn tiền đình mà mỗi người có thể áp dụng hàng ngày như hình thành và duy trì thói quen vận động thể thao; từ bỏ, hạn chế hoặc tránh dùng chất kích thích cũng như không để cơ thể bị căng thẳng hay áp lực,..

Gọi điện thoại
0335.366.224
Chat Zalo